45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

UCP 600 là gì? Tính chất pháp lý và cách sử dụng UCP 600

Nội dung bài viếtUCP 600 là gì?Nguồn gốc và lịch sử phát triển của UCP 600 Thay đổi của UCP 600 so với UCP 500 Tính chất pháp lý tùy ý của bản UCP 600 Dẫn chiếu UCP trong L/C Mối quan hệ pháp lý giữa UCP 600 và luật quốc giaHệ thống pháp luật điều chỉnh mọi giao […]

UCP 600 là gì? Tính chất pháp lý và cách sử dụng UCP 600

Khi nhắc tới UCP 600 chắc hẳn các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không còn xa lạ gì nữa. Vậy UCP 600 là gì? Và tại sao các doanh nghiệp lại quan tâm và biết rộng đến như vậy? Ở bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ một số vấn đề về UCP 600, hãy theo dõi hết bài bạn nhé.

UCP 600 là gì?

UCP 600 là từ viết tắt của The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits. Là tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành ra, về quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên có liên quan tới việc  giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện là thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP.

Ngoài ra, UCP 600 còn là bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (L/C). UCP 600 hiện tại được các ngân hàng và các bên tham gia thương mại áp dụng trên 175 quốc gia. Có khoảng 13-17% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá trị lên tới 1.000 tỷ USD mỗi năm.

UCP 600 là gì?
UCP 600 là gì?

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của UCP 600 

Tình hình kinh tế thế giới luôn có sự biến động và để đáp ứng được điều đó, kể từ khi công bố UCP đầu tiên vào năm 1993, Phòng thương mại quốc tế (ICC) đã ra quyết định tiến hành sửa đổi 5 lần vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983, 1993.

Đầu tiên là lần sửa đổi thứ ba của UCP (UCP 290 – 1974) đã đánh dấu được một bước ngoặt lớn trong việc tạo ra những thay đổi chứng từ và thủ tục mới. 

Những thay đổi này nhằm để phù hợp với sự phát triển của cuộc cách mạng trong vận tải đường biển, trong đó không thể không kể đến cuộc cách mạng “container hóa” nó đang trong giai đoạn ngày càng phát triển hơn về mặt kỹ thuật, tổ chức quản lý, đạt kết quả kinh tế cao và sự vận tải đa dạng hóa phương thức.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của UCP 600 
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của UCP 600

Tiếp đến là bản sửa đổi của UCP 400 (năm 1983), nó được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thương mại quốc tế:

+ Từ năm 1981 cho đến những năm gần đây UCP được coi là giai đoạn hoàn thiện nhất và phát triển theo chiều sâu của hệ thống vận tải container, là thời kỳ container được sử dụng phổ biến ngày càng rộng rãi trong việc vận tải đa phương thức.

+ Sự phát triển của các chứng từ và các phương thức phát hành chứng từ mới để hỗ trợ cho các hoạt động buôn bán thuận tiện hơn.

+ Cuộc cách mạng thông tin liên lạc đã đánh dấu được sự ra đời một loại truyền tải thông tin mới đó là sự giao dịch thương mại bằng các phương thức xử lý dữ liệu điện tử ( tên tiếng anh: Electronic data processing EDP).

+ UCP đã tạo ra sự phát triển của các loại thư tín dụng mới, như thư tín dụng trả chậm và thư tín dụng dự phòng.

Bản sửa đổi của UCP 500 (năm 1993) là kết quả 5 năm miệt mài nghiên cứu của các chuyên gia và ủy ban Quốc gia của ICC. Bản sửa đổi lần này ngoài mục đích chính là để đáp ứng được sự phát triển mới trong công nghiệp vận tải và những ứng dụng công nghệ mới mà chúng còn xuất phát từ những bất cập phần lớn là chứng từ xuất trình bị từ chối do không phù hợp với thư tín dụng.

UCP 500 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1994. Và để đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, bản thanh toán quốc tế cũng phải thay đổi để cho phù hợp với xu thế phát triển đó. Do đó, UCP đã được bổ sung thêm về phần thanh toán điện tử hay còn gọi là eUCP và nó có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2002.

Tuy nhiên, ngay sau khi công việc xem xét thì lại được tiến hành, thông qua một vài số kết quả điều tra toàn cầu, ủy ban Kỹ thuật và Nghiệp vụ ngân hàng đã nhận thấy rằng có tới khoảng 75% chứng từ xuất trình theo tín dụng thư đã bị từ chối ở ngay lần đầu tiên khi xuất trình vì nó còn có nhiều sai sót. 

Điều này xảy ra sẽ làm cho chi phí tăng lên do các trường hợp phải chịu phí chứng từ bất hợp lệ gia tăng và quan trọng hơn là những sai sót chứng từ đó lại tỏ ra không mấy rõ ràng, làm ảnh hưởng không tốt tới phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, vốn dĩ đó là một phương thức thanh toán quốc tế có rất nhiều ưu điểm.

Do vậy mà vào tháng 5 năm 2003, phòng thương mại quốc tế (ICC) đã ủy quyền cho ủy ban Kỹ thuật và nghiệp vụ Ngân hàng (ICC Commission on Banking Technique and Practice) xem xét lại bản UCP 500 để có thể có những sửa đổi tiếp theo cần thiết hơn, đáp ứng với tình hình thực tiễn mới.

Cũng như những lần sửa đổi trước, mục đích chính của lần sửa đổi  này là để đáp ứng được sự phát triển mới hơn trong hoạt động ngân hàng, vận tải, bảo hiểm. 

Sau 3 năm soạn thảo và chỉnh lý, thì ngày 25 tháng 10 năm 2016 ICC đã thông qua bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng có chứng từ số 600 (gọi tắt là UCP 600), có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2007. 

Thay đổi của UCP 600 so với UCP 500 

  • Đầu tiên là về hình thức thì UCP 600 đã được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP 500), trong đó đã có bổ sung thêm nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới đề làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500.
  • Thứ hai, về bản UCP 600 đã quy định rõ ràng về thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng”. Còn đối với bản UCP 500 thì khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng đó là “Thời gian hợp lý” và “Không chậm trễ” để kiểm tra được chứng từ và thông báo chứng từ đó bất hợp lệ.
  • Thứ ba, bản UCP 600 đã đưa ra những quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như trong bản L/C.
  • Thứ tư, theo bản UCP 600 ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được phản hồi chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ.
Thay đổi của UCP 600 so với UCP 500 
Thay đổi của UCP 600 so với UCP 500

Tính chất pháp lý tùy ý của bản UCP 600 

UCP 600 là loại văn bản do ICC phát hành ra, trong khi đó ICC lại là một tổ chức mang tính xã hội (Phi chính phủ) chứ không phải là một tổ chức Liên chính phủ. Do vậy mà UCP không mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các hội viên cũng như là các bên liên quan. Tính chất pháp lý tùy ý được thể hiện ở các điểm chính sau đây: 

  • Đầu tiên, tất cả các phiên bản UCP đều phải giữ nguyên giá trị, điều này có nghĩa là những phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước. Do đó, khi dẫn chiếu UCP phải nói rõ ràng ra là áp dụng cho bản UCP nào.
  • Thứ hai, chỉ khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP thì nó mới có hiệu lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh ở các bên tham gia.
  • Thứ ba, các bạn có thể thỏa thuận trong L/C:
  • Không thực hiện, hoặc phải thực hiện khác đi một hoặc một số những điều khoản quy định trong bản UCP
  • Bổ sung thêm những điều khoản vào L/C mà UCP không đề cập tới.
  • Thứ tư, nếu mà trong nội dung UCP có xung đột với luật quốc gia, thì luật quốc gia được quyền vượt lên trên về mặt pháp lý. Điều này là hàm ý, tức là phán quyết của tòa án địa phương có thể phủ nhận đi nội dung giao dịch bằng L/C.
  • Thứ năm, trong giao dịch L/C, ở các bên trước hết phải đảm bảo tuân thủ các điều khoản UCP áp dụng.

Do đây là loại văn bản pháp lý tùy ý cho nên ICC sẽ được miễn trách khi có sai sót, tổn thất phát sinh hiểu thấu đáo nội dung, và sử dụng thành thạo một số kỹ thuật nghiệp vụ có liên quan.

Tính chất pháp lý tùy ý của bản UCP 600 
Tính chất pháp lý tùy ý của bản UCP 600

Dẫn chiếu UCP trong L/C 

Khi nội dung trong bản L/C dẫn chiếu câu: “This Credit is subject to UCP DC, 2007 Revision, ICC Publication No. 600” thì ở văn bản này sẽ trở thành văn bản pháp lý bắt buộc, tức là bị ràng buộc bởi trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các bên có liên quan: người hưởng, người mở, ngân hàng thông báo, ngân hàng phát hành… 

Điều này đã bác bỏ được những nhận thức mơ hồ trước đây của người mở và người hưởng họ cho rằng bản UCP là quy tắc của ngân hàng, còn đối với họ giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng thương mại.

Như vậy thì, khác với luật quốc gia hay công ước quốc tế, bản UCP 600 không được tự động áp dụng để điều chỉnh L/C trừ khi các bên tham gia thỏa thuận áp dụng bằng cách dẫn chiếu bản UCP 600 trong L/C.

Đối với các bên tham gia thì có quyền lựa chọn có hay không dùng bản UCP 600 để điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng L/C cho hợp lý. 

Nhưng một khi các bên đồng ý áp dụng thì các điều khoản của bản UCP 600 sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các bên có liên quan.

Một điểm cần chú ý đó là bản UCP 600 ra đời không tuyên bố hết hiệu lực đối với các bản UCP trước đó. Các bên tham gia giao dịch L/C vẫn hoàn toàn có quyền tự do áp dụng một trong những bản UCP trước đó. 

Vì vậy, khi dẫn chiếu bản UCP các ngân hàng cần phải dẫn chiếu chi tiết năm sửa đổi và số ấn phẩm của văn bản UCP. 

Tuy nhiên, do là bản sửa đổi gần đây nhất, phù hợp với điều kiện hiện hành nên bản UCP 600 là bản duy nhất được các ngân hàng và doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn để áp dụng.

Mối quan hệ pháp lý giữa UCP 600 và luật quốc gia

Hệ thống pháp luật điều chỉnh mọi giao dịch trong L/C 

Khi thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C bạn sẽ được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở của bản UCP. 

Nhưng UCP lại chỉ là loại văn bản quy phạm pháp luật tùy ý, trong khi đó, giao dịch L/C còn bị điều chỉnh không ít bởi hệ thống luật quốc gia và luật quốc tế. 

Các hệ thống pháp luật này đã tạo lập ra hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế và giao dịch L/C.

Công ước quốc tế, thông lệ và tập quán quốc tế áp dụng cho toàn cầu, còn đối với luật quốc gia thì chỉ áp dụng trong một nước. Theo tính chất pháp lý giảm dần thì ta có thứ tự các nguồn luật sau:

  • Công ước quốc tế
  • Hiệp định song phương và đa phương
  • Luật quốc gia
  • Thông lệ và tập quán quốc tế

Về mặt quy tắc, nếu các bên tham đã gia thỏa thuận với nhau là áp dụng nguồn luật nào, kể cả thông lệ và tập quán quốc tế, thì nguồn luật đó sẽ trở thành cơ sở điều chỉnh giao dịch cơ sở và dùng để giải quyết các vấn đề tranh chấp.

Trong trường hợp mà áp dụng thông lệ quốc tế và tập quán quốc tế, nếu trong giao dịch cơ sở đó có dấu hiệu về vi phạm hình sự, thì lập tức tòa án địa phương hay cơ quan điều tra có quyền đình chỉ giao dịch và thanh toán để xem xét, điều tra và ra kết luận. 

Đây chính là tính chất pháp lý hợp pháp của luật quốc gia vượt lên trên chính thông lệ và tập quán quốc tế.

Quan hệ UCP với luật quốc gia 

Đối với bộ phận của hệ thống luật quốc gia thì chỉ có Mỹ và Colombia là chấp nhận bản UCP, còn các nước còn lại đều nhìn nhận UCP và Incoterms là hai loại văn bản nằm trong hệ thống thông lệ và tập quán quốc tế mà khách hàng ở các nước có thể thỏa thuận áp dụng hay không áp dụng. 

Trong thực tế, mức độ vận dụng bản UCP của các nước phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của từng nước.

Do Mỹ chấp nhận bản UCP là một bộ phận của hệ thống luật quốc gia, nên khi ta có áp dụng bản UCP nếu có mâu thuẫn giữa UCP và luật quốc gia thì bản UCP sẽ vượt lên trên và chiếm ưu thế hơn về mặt pháp lý. 

Điều này có nghĩa là, nếu Tòa án Mỹ căn cứ vào luật quốc gia để mà ra phán quyết buộc ngân hàng thương mại phải ngừng thanh toán L/C thì ngân hàng thương mại vẫn được phép tiến hành thanh toán L/C cho nước ngoài nếu việc thanh toán này là tuân thủ bản UCP.

Còn luật Trung Quốc chú trọng hơn về việc chống gian lận trong giao dịch L/C. Nếu như có văn bản khiếu nại của người mua về việc gian lận thương mại thì tòa án có quyền ra lệnh tạm ngưng thanh toán để xem xét, điều tra và ra kết luận. 

Tòa án được quyền áp dụng hình phạt với những ai gian lận trong việc giao hàng nhưng lập chứng từ hoàn hảo để nhận tiền. 

Trong thực tế, đã có khá nhiều trường hợp tòa án phán quyết rất mạnh tay, ngược với quy tắc của bản UCP, nó mang một dấu ấn khiến mọi người không thể nào quên.

Chính vì vậy, những nhà xuất khẩu nước ngoài cần phải biết một điều rằng, cho dù bộ chứng từ có hoàn hảo đến đâu, nhưng nếu gian lận về hàng hóa mà tòa án có chứng cứ, thì việc tòa án ra phán quyết ngừng thanh toán là hoàn toàn hợp pháp và tất cả các bên liên quan đều phải tuân thủ theo luật pháp.

Ứng dụng UCP tại Việt Nam 

Trải qua 3 năm soạn thảo và chỉnh lý, thì ngày 25 tháng 10 năm 2006 Ủy ban ngân hàng của Phòng thương mại Quốc tế (ICC) đã bàn và thông qua bản quy tắc thực hành chuẩn mực thống nhất về tín dụng chứng từ mới (UCP 600) thay thế Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ cũ (UCP 500). Bản UCP 600 này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành ra từ năm 1993 với mục đích rõ là khắc phục các vấn đề xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bộ quy tắc thống nhất cao cho hoạt động tín dụng chứng từ. 

Theo đánh giá khách quan của các chuyên gia, bản UCP là bộ quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại.

Link download bản UCP 600 tiếng việt

Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá lên tới hàng tỷ đô la hàng năm trên toàn cầu. 

Để có thể hiểu rõ hơn và thực hiện chính xác, có hiệu quả các quy định của bản UCP 600, trong khoảng thời gian 7 tháng còn lại, các ngân hàng và doanh nghiệp được khuyến cáo là phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng các quy định mới của bản UCP 600.

Ứng dụng UCP tại Việt Nam 
Ứng dụng UCP tại Việt Nam

Xem thêm: dịch vụ vận chuyển tại Top One Logistics

Hướng dẫn cách sử dụng UCP 600

Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và những vấn đề cấp thiết cần quan tâm theo quy định mới của bản UCP 600.

Tháng 5 năm 2003, Phòng Thương mại quốc tế đã cấp phép ủy quyền cho Ủy ban Kỹ thuật và Tập quán ngân hàng để triển khai việc sửa đổi bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, loại ấn phẩm ICC số 500 (gọi tắt là UCP 500). 

Mục đích chính của việc sửa đổi bản UCP 500 là phản ánh được những thay đổi và phát triển của các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực bảo hiểm. 

Bên cạnh đó rà soát lại ngôn từ, hành văn trong bản UCP nhằm tránh những xung đột, tranh chấp phát sinh khi ứng dụng và giải thích trên thực tế.

Sau hơn 3 năm khảo sát, phân tích, rà soát, tranh luận và dung hòa thực tế thì giữa các thành viên trong nhóm soạn thảo Ủy ban Ngân hàng và các ủy ban quốc gia có liên quan của ICC, ấn phẩm mới đầu tiên ICC số 600 đã ra đời – UCP 600. 

Nội dung trong bản UCP 600 đề cập tới nhiều vấn đề, Ở bài viết này chúng tôi đề cập tới chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và những vấn đề cần quan tâm theo quy định mới của bản UCP 600.

Theo quy định mới của bản UCP 600, thì có những vấn đề cần quan tâm tới chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cụ thể như sau:

Các loại văn bản chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển

Bản UCP 600 đã chia chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ra thành 3 loại:

– Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

– Giấy gửi hàng hóa bằng đường biển không lưu thông (Non-Negotiable Sea Waybill)

– Vận đơn theo bản hợp đồng thuê tàu (Charter Party Bill of Lading)

Như vậy khi chúng ta gửi hàng bằng đường biển, tùy theo từng yêu cầu của tín dụng chứng từ, thì các loại chứng từ trên đây đều được ngân hàng coi là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và được chấp nhận để thanh toán.

Hình thức văn bản của chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển

Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển có thể phát hành dưới hai hình thức sau:

– Chứng từ giấy: Đối với loại chứng từ giấy này thì bao gồm 2 mặt: mặt 1 sẽ gồm những nội dung theo quy định, còn mặt 2 gồm những điều kiện và điều khoản chuyên chở hàng hóa.

– Chứng từ điện tử: Đối với chứng từ điện tử, bản UCP 600 không còn đề cập trong nội dung, mà sẽ có bản phụ trương hướng dẫn chi tiết, cụ thể kèm theo. Nếu như phát hành dưới dạng điện tử thì không cần bao gồm 2 mặt mà bao gồm 2 bộ phận hợp thành:

  • Bộ phận thứ nhất được gọi là văn bản chứng từ vận đơn điện tử (Electronic Bill of Lading text)
  • Bộ phận thứ hai được gọi là trang đăng ký chuyển đổi.

Phát hành dưới hình thức nào thì cũng cần phải đảm bảo những nội dung được quy định trong bản UCP 600.

Nội dung của văn bản chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển

  • Tên gọi của chứng từ

Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cho dù được gọi như thế nào, thì bản UCP 600 không quan tâm, miễn sao là nội dung của chứng từ đáp ứng đủ những quy định của bản UCP.

Ví dụ: Có một loại chứng từ khi xuất trình tại ngân hàng có tiêu đề là: “Bill of Lading or Sea Waybill for Combined transport Shipment or port to port Shipment” thì nó vẫn chưa phải là cơ sở để việc ngân hàng chấp nhận hay từ chối, mà việc chấp nhận hay là từ chối sẽ phụ thuộc vào nội dung của chứng từ xem có thể hiện theo đúng quy định hay không.

  • Người phát hành và người ký văn bản chứng từ

+ Người phát hành chứng từ: Đối với loại giấy tờ vận đơn bằng đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, bạn phải chỉ rõ tên người chuyên chở (indicate the name of the carrier), nhưng bạn không được thể hiện và ghi là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu (contain no indication that it is subject to a charter party).

Đối với việc vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, thì bạn không cần chỉ rõ tên người chuyên chở, nhưng bạn phải ghi là phụ thuộc vào nội dung trong hợp đồng thuê tàu (containing an indication that it is subject to charter party).

+ Người ký chứng từ: Theo bản UCP 600 thì người ký các văn bản chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cụ thể như sau:

Đối với việc vận đơn bằng đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, thì người ký chứng từ có thể là người chuyên chở hay là các đại lý hoặc người thay mặt người chuyên chở; thuyền trưởng hay các đại lý hoặc người thay mặt thuyền trưởng.

Đối với việc vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, thì người ký chứng từ sẽ có khác đôi chút so với người ký chứng từ trên vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển. 

Cụ thể như, người ký vận đơn theo hợp đồng thuê tàu thì có thể là thuyền trưởng hay đại lý hoặc người thay mặt cho thuyền trưởng; chủ tàu hay đại lý hoặc người thay mặt cho chủ tàu; người thuê tàu hay đại lý hoặc người thay mặt cho người thuê tàu (người thuê tàu thường được gọi là người chuyên chở).

Đối với người ký chứng từ, khi ký phải thể hiện rõ được cái tư cách pháp lý của mình. Còn riêng đối với đại lý, khi ký, ngoài việc thể hiện là đại lý, còn phải ghi rõ ra là đại lý cho ai, nghĩa là bạn phải ghi rõ tên của người mà mình là đại lý cho họ.

Trên văn bản chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, bản UCP 600 quy định rất rõ ràng và cụ thể về hàng xếp lên tàu. 

Chứng từ vận chuyển phải chỉ rõ là hàng hóa đã được xếp lên tàu chỉ định tại cảng giao hàng quy định trong nội dung thư tín dụng (tiếng anh là: indicate that the goods have been shipped on board a name vessel at the port of loading stated in the credit). 

Nội dung này trong chứng từ có thể được thể hiện bằng hai cách, hoặc là một cụm từ được in sẵn (pre-printed wording) hoặc là một ghi chú cụ thể là hàng đã được xếp lên tàu và phải ghi ngày xếp hàng lên tàu (an onboard notation indicating the date on which the goods have been shipped in board).

Theo quy định mới của bản UCP 600 thì ngày phát hành vận đơn sẽ được coi là ngày giao hàng (the date of issuance of the Bill of Lading will be deemed to be the date of shipment), trừ khi là trên chứng từ của giấy vận chuyển đã có ghi chú ngày xếp hàng lên tàu thì ngày xếp hàng lên tàu đấy sẽ được coi như là ngày giao hàng (the date stated in the on board notation will be deemed to be the date of shipment).

Như vậy, theo quy định của bản UCP 600, thì ngày xếp hàng lên tàu chính là ngày giao hàng. Còn ngày phát hành chứng từ trên giấy vận chuyển sẽ được coi như ngày giao hàng nếu trên chứng từ không có ghi chú khác về ngày xếp hàng lên tàu. 

Trên thực tế thì cũng có khá nhiều những trường hợp ngày phát hành chứng từ vận chuyển có thể trước hoặc sau ngày xếp hàng lên tàu – Trong những trường hợp như thế này thì không được coi ngày phát hành chứng từ vận chuyển là ngày giao hàng.

  • Hành trình của hàng hóa

Theo bản UCP 600, hành trình của hàng hóa phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể trên chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. 

Nghĩa là trên giấy chứng từ vận chuyển phải chỉ rõ chuyến hàng được giao từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng đã được quy định trong nội dung thư tín dụng (indicate shipment from the port of loading to the port of discharge state in the credit). 

Còn trường hợp trên giấy chứng từ vận chuyển chưa xác định rõ được cảng xếp hoặc ghi cảng dự định xếp hàng thì khi xếp hàng lên tàu phải ghi chú rõ tên cảng xếp như quy định trong nội dung tín dụng, ngày xếp hàng lên tàu và tên tàu hàng đã xếp lên.

Vấn đề chuyển tải được bản UCP 600 đề cập tới đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, còn không đề cập đối với việc vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.

Ở Điều 20 và 21 của bản UCP 600, khoản b và c sau khi đã đưa ra khái niệm về chuyển tải, đã quy định là ở trên giấy chứng từ vận chuyển có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải miễn là tổng quát được toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử dụng một và cùng một chứng từ.

Nếu như hàng hóa được chuyển giao bằng xe container, xe moóc hoặc sà lan tàu LASH ghi trên chứng từ, thì ngay cả khi trên tín dụng thư có cấm chuyển tải (even if the credit prohibits transhipment) thì các ngân hàng vẫn có thể chấp nhận một chứng từ vận chuyển ghi việc chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra đối với chứng từ trên.(transhipment will of may take place).

Hướng dẫn cách sử dụng UCP 600
Hướng dẫn cách sử dụng UCP 600
  • Chứng từ vận chuyển gốc

Trong việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, khi nhận hàng hóa để chở, người nhận hàng hóa để chở thường phát hành cho người gửi hàng 1 hoặc 1 bộ chứng từ vận chuyển gốc.

Ở nội dung này, bản UCP 600 cũng quy định cụ thể như sau: Khi xuất trình chứng từ vận chuyển gốc tại ngân hàng bạn có thể xuất trình một bản gốc duy nhất nếu phát hành một bản gốc, còn phát hành một bộ thì bạn phải xuất trình trọn bộ chứng từ gốc đã phát hành.

  • Điều kiện và điều khoản chuyên chở

Với điều kiện và điều khoản chuyên chở hàng bằng đường biển, bản UCP 600 chỉ đề cập đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, còn không đề cập đối với nội dung vận đơn theo hợp đồng thuê tàu:

+ Đối với việc vận đơn bằng đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, bản UCP 600 quy định rằng “không thể hiện phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu”. 

Chính vì vậy, trong nội dung của hai chứng từ này bạn phải chứa đựng được các điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc bạn phải dẫn chiếu tới các nguồn khác chứa đựng những điều kiện và điều khoản chuyên chở (trường hợp vận đơn hay giấy gửi hàng mặt sau phải để giấy trắng). 

Còn về nội dung của các điều kiện và điều khoản chuyên chở, theo quy định của bản UCP 600, thì các ngân hàng không có trách nhiệm gì để kiểm tra, xem xét.

+ Đối với việc vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, bản UCP 600 quy định có ghi trên đó là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu, nhưng mà hợp đồng thuê tàu đã có đầy đủ các điều kiện và điều khoản chuyên chở hàng, cho nên là bản UCP 600 không đề cập tới điều kiện và điều khoản chuyên chở trên vận đơn nữa. 

Về mặt nội dung của hợp đồng thuê tàu, các ngân hàng cũng không có trách nhiệm gì kiểm tra và xem xét ngay cả khi hợp đồng thuê tàu phải xuất trình theo yêu cầu của thư tín dụng…

Trên đây là toàn bộ những quy định về chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và những nội dung cơ bản của UCP 600 cần quan tâm trong chứng từ vận chuyển đường biển khi xuất trình tại ngân hàng.

Vận Tải Top One Logistics hy vọng rằng các nội dung về bản UCP 600 được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ quy tắc này.

 Một số dịch vụ liên quan 

Thủ tục xin giấy phép công bố sản phẩm 

Proforma invoice là gì

Seaway bill là gì

Surrender bill of lading là gì

Tờ khai hải quan

Trang web mua hàng Hàn Quốc

Vgm là gì

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận