45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

thủ tục nhập khẩu thịt bò

Nội dung bài viết KIỂM TRA NHÀ SẢN XUẤT CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN KHÔNGCHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU THỊT BÒTRA MÃ HS THỊT BÒTHUẾ NHẬP KHẨU THỊT BÒBỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU THỊT BÒQUY TRÌNH NHẬP KHẨU THỊT BÒBước 1: Khai tờ khai hải quanBước 2: Đăng ký kiểm dịch và mở tờ khai hải quanBước 3. […]

thủ tục nhập khẩu thịt bò

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỊT BÒ

 KIỂM TRA NHÀ SẢN XUẤT CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN KHÔNG

Việc đầu tiên, đơn giản nhưng quan trọng, đó là tìm hiểu xem Công ty sản xuất thịt phía nước ngoài đã được phép xuất khẩu sản phẩm của họ vào Việt Nam hay chưa.

Bạn có thể tra cứu trong website của Cục chăn nuôi. Trong đó, có danh sách các doanh nghiệp của các quốc gia đủ điều kiện xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt động vật vào Việt Nam. Vào thời điểm đầu 2019, có tất cả 24 nước có doanh nghiệp đủ điều kiện này.

Việc tra cứu này rất quan trọng. Vì nếu bên người bán nước ngoài không có tên trong danh sách, nghĩa là không thể nhập hàng vào Việt Nam. Và bạn cần tìm người bán hàng khác đủ điều kiện, hoặc phải làm thủ tục để xin bổ sung vào danh sách nêu trên.

Tôi đã từng có 1 khách hàng mới, lần đầu nhập chân gà từ Ukraina về Việt Nam. Sau khi hàng lên tàu mới biết quốc gia đó chưa có công ty nào đủ điều kiện để xuất chân gà vào nước ta. Về quy định là sẽ không làm được thủ tục nhập khẩu. Sau khi tìm hiểu kỹ, khách hàng đó đã buộc phải tìm cách tái xuất lô hàng sang Trung Quốc. Cũng may họ không bị thiệt hại gì về kinh tế, nhưng cũng được một bài học kinh nghiệm quý giá trong việc nhập khẩu hàng hóa.

Để bổ sung tên nhà sản xuất vào danh sách, bạn cần liên hệ và làm việc trực tiếp với Cục thú y. Tương tự, với hàng thủy sản nhập khẩu thì phải hỏi Tổng cục thủy sản về danh sách các công ty xuất khẩu của nước ngoài có đủ điều kiện. Tôi không có kinh nghiệm về nghiệp vụ đó, nên không tư vấn gì được thêm.

Xem thêm: dịch vụ vận chuyển tại Top One Logistics

 NHẬP KHẨU THỊT BÒ
NHẬP KHẨU THỊT BÒ

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU THỊT BÒ

Thủ tục nhập khẩu thịt bò nói riêng, thịt gia súc nói chung được quy định bởi những văn bản sau đây:

  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015
  • Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015
  • Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016
  • Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018

Từ những văn bản quy phạm pháp luật ở trên chúng ta có thể thấy mặt hàng thịt bò là những mặt hàng bình thường, không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, khi nhập khẩu thịt bò phải làm kiểm dịch động vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Đối với thủ tục nhập khẩu bò sống nguyên con thì có hai dạng nhập về để nuôi hoặc nhập về để làm giống. Chúng tôi đã có bài đăng khác về trường hợp này, quý vị tìm đọc trên web chúng tôi.

TRA MÃ HS THỊT BÒ

Để xác định được chính sách cho thủ tục nhập khẩu thịt bò. Thì quý vị phải xác định được đúng mã hs thịt bò. Mã hs thịt bò và các sản phẩm từ bò tươi hoặc đông lạnh được quy áp vào chương 2 trong biểu thuế xuất nhập khẩu.

Mã hs thịt bò và các sản phẩm từ như sau:

Mô tả Mã hs Thuế NK ưu đãi

(%)

ACFTA

(form E)

(%)

ATIGA

(form D)

(%)

Thịt của động vật họ bò, tươi hoặc ướp lạnh:        
  • Thịt cả con hoặc nửa con
02011000 30 0 0
  • Thịt pha có xương
02012000 20 0 0
  • Thịt lóc không xương
02013000 14 0 0
Thịt của động vật họ bò, đông lạnh.        
  • Thịt lóc không xương
02021000 20 0 0
  • Thịt lóc không xương
02022000 20 0 0
  • Thịt lóc không xương
02023000 14 0 0
Phụ phẩm ăn được động vật họ bò        
  • Của động vật họ bò, tươi hoặc ướp lạnh
02061000 8 0 0
  • Của động vật họ bò, đông lạnh
02062100

02062200

02062900

8 0 0

Trên đây là toàn bộ mã hs thịt bò và sản phẩm ăn được từ bò. Thuế suất trên đây là cho thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho ACFTA (form E) và ATIGA (form D). Đối với những ℅ form mẫu khác quý vị có thể kiểm tra thêm trên biểu thuế xuất nhập khẩu.

 NHẬP KHẨU THỊT BÒ
NHẬP KHẨU THỊT BÒ

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

THUẾ NHẬP KHẨU THỊT BÒ

Khi làm thủ tục nhập khẩu thịt bò, để xác định được thuế nhập khẩu thịt bò thì phải xác định được mã hs cho loại thịt bò mình nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu thịt bò có hai loại đó là: Thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu thịt bò phụ thuộc vào mã hs được chọn ở trên. Tùy vào đặc điểm của hàng hóa để chọn mã hs phù hợp.

Thuế GTGT nhập khẩu của mặt hàng thịt bò và sản phẩm ăn được từ bò là 0%. Theo quy định tại luật thuế VAT số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016.

Để xác định được số thuế nhập khẩu quý vị tham khảo cách tính thuế nhập thịt bò và thuế GTGT nhập khẩu như sau:

  • Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

  • Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x 10%.

Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

Để xác định được chính xác thuế nhập khẩu thịt bò. Quý vị có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi để được tư vấn.

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU THỊT BÒ

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thịt bò gồm những chứng từ sau đây:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Danh sách đóng gói (Packing list)
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
  • Health certificate
  • Đăng ký kiểm dịch động vật và kết quả kiểm dịch sau khi có kết quả.

Những chứng trên thì quan trọng nhất khi làm thủ tục nhập khẩu thịt bò là: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn và đăng ký kiểm dịch. Sau khi có kết quả kiểm dịch thì bổ sung kết quả để thông quan hàng hóa.

Health certificate không phải là chứng từ bắt buộc trong hồ sơ nhập khẩu. Nhưng sẽ bắt buộc khi đăng ký kiểm dịch động vật thịt bò. Chứng từ này rất quan trọng trong khi làm đăng ký kiểm dịch nên phải lưu ý.

Đối với chứng từ làm thủ tục nhập khẩu, nếu có yêu cầu từ phía hải quan. Thì quý vị phải bổ sung thêm chứng từ, không chỉ những chứng từ trên mà còn những chứng từ khác theo yêu cầu riêng của hải quan.

 NHẬP KHẨU THỊT BÒ
NHẬP KHẨU THỊT BÒ

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU THỊT BÒ

Đối với thủ tục nhập khẩu thịt bò và các sản phẩm ăn được từ bò thì phải làm kiểm dịch động vật. Quy trình nhập khẩu thịt bò gồm các bước sau đây:

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2: Đăng ký kiểm dịch và mở tờ khai hải quan

Sau khi có tờ khai hải quan thì có thể đăng ký kiểm dịch trên hệ thống một cửa quốc gia. Trong trường hợp đăng ký bộ hồ sơ giấy thì sẽ đăng ký trực tiếp tại cục thú y.

Cả hai trường hợp đăng ký kiểm dịch ở trên hải quan đều chấp nhận hồ sơ đăng ký kiểm dịch.

Hồ sơ đăng kí kiểm dịch bao gồm:

  1. Đơn đăng kí kiểm dịch động vật
  2. health certificate
  3. giấy phép kiểm dịch
  4. commercial invoice
  5. packing list
  6. bill of lading

 

Sau khi có Đơn khai báo kiểm dịch có xác nhận của cơ quan kiểm dịch thì có thể mở tờ khai nhập khẩu.

Tùy thuộc vào luồng tờ khai xanh, vàng, đỏ sẽ tiến hành các bước thông quan theo quy định. Lấy mẫu kiểm dịch sẽ tiến hành song song khi làm thủ tục nhập khẩu thịt bò.

Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa. 

Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.

NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỊT BÒ

Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu thịt bò quý vị cần phải lưu ý những điểm sau đây:

  • Nhập khẩu thịt bò phải làm kiểm dịch, yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp Health certificate.
  • Đối với động vật sống ( bò sống) thì phải có giấy phép nhập khẩu của bộ nông nghiệp.
  • Thuế giá trị gia tăng nhập khẩu thịt bò là 0%
  • Tờ khai chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.
  • Là mặt hàng đông lạnh, phí lưu cont và phí căm điện sẽ rất cao, nên làm đăng ký kiểm dịch trước khi nhập khẩu.
 NHẬP KHẨU THỊT BÒ
NHẬP KHẨU THỊT BÒ

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

Một số dịch vụ liên quan 

Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất 

Thủ tục nhập khẩu than

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy

Thủ tục nhập khẩu nồi hơi

Thủ tục nhập khẩu xúc xích

Thủ tục nhập khẩu xi măng

Thủ tục nhập khẩu xe ô tô

Thủ tục nhập khẩu xe đạp điện

Thủ tục nhập khẩu xe đạp

Thủ tục nhập khẩu usb

Thủ tục nhập khẩu tủ điện

Thủ tục nhập khẩu tời điện

Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh

Thủ tục nhập khẩu thiết bị định vị gps

Thủ tục nhập khẩu thép cuộn cán nguội

Thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình

Thủ tục nhập khẩu than củi

Thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận