45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình

Nội dung bài viết Thanh định hình là gì? – Thủ tục nhập khẩu thanh định hìnhCăn cứ pháp lý nhập khẩu thanh định hình – Thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hìnhQuy trình nhập khẩu thanh nhôm định hìnhBước 1: Xác định bản chất của Sản phẩm, Hs code.Bước 2: Khai báo hải quanBước […]

thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình

 Thanh định hình là gì? – Thủ tục nhập khẩu thanh định hình

 

Thanh định hình hay còn gọi là thanh nhôm định hình, là những loại nhôm đã qua quá trình xử lý kim loại nhằm phát huy tối đa các đặc tính vật lý của nhôm. Nó có đặc tính cách âm, cách nhiệt tốt, chịu được thời tiết khắc nghiệt.

Ngoài ra, bề mặt thanh nhôm định hình còn được xử lý theo công nghệ anod hóa bề mặt tiên tiến của Nhật Bản. Thành phẩm sau khi tạo màu được phủ thêm lớp ED làm tăng thêm độ bền cho thanh định hình giúp sản phẩm không bị oxy hóa, chống ăn mòn và không phai màu theo thời gian.

Thanh định hình không chỉ thiết kế được nhiều kiểu dáng mà còn mang những ưu điểm vượt trội so với những vật liệu khác có trong tự nhiên.

Những sản phẩm từ thanh nhôm định hình có thể xử lý các không gian tinh tế, sáng tạo ra những kiểu trang trí hiện đại, ấn tượng và mới lạ hơn bất kỳ vật liệu nào khác.

Hiện nay nhu cầu nhập khẩu nhôm cũng tăng lên rất nhiều, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu của mặt hàng này.

Có rất nhiều sản phẩm từ nhôm trên thị trường, nhưng dưới đây chúng ta chỉ đưa ra dẫn chứng hình ảnh cho những loại cơ bản: các loại ống/thanh nhôm và nhôm định hình.

Xem thêm: dịch vụ vận chuyển tại Top One Logistics

nhập khẩu thanh định hình
nhập khẩu thanh định hình

[RH_ELEMENTOR id=”1716″]

Căn cứ pháp lý nhập khẩu thanh định hình – Thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình

 

Theo Quy chuẩn kỹ  thuật quốc gia về “Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng” mã số  QCVN16/2017/BXD ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ xây dựng quy định: Các sản phẩm Nhôm và Hợp kim Nhôm định hình, thuộc danh mục “Vật liệu xây dựng” phải làm Chứng nhận hợp quy.

Để kiểm tra mặt hàng mình nhập khẩu có thuộc danh mục hàng cần làm Chứng nhận hợp quy hay không, chúng ta cần hiểu rõ về bản chất của hàng, mục đích chính của sản phẩm khi nhập khẩu về.

Đối với các sản phẩm không thuộc Danh mục “Vật liệu Xây dựng” , chúng ta tiến hành làm thủ tục nhập khẩu như các sản phẩm thông thường, quy trình đã được nhắc đến rất nhiều lần. Trong bài viết này chúng ta chỉ đi sâu về quy trình làm hàng đối với sản phẩm thuộc danh mục “Vật liệu xây dựng”.

[RH_ELEMENTOR id=”1716″]

Quy trình nhập khẩu thanh nhôm định hình

Bước 1: Xác định bản chất của Sản phẩm, Hs code.

Nhôm Định hình được phân vào nhóm 7604:Nhôm ở dạng thanh, que và hình. Tùy thuộc vào bản chất của sản phẩm là Nhôm hợp kim hay nhôm không hợp kim, hình dáng sản phẩm .. sẽ có mã hs code riêng cho từng loại.

Thuế nhập khẩu ưu đãi là 5% hoặc 10% tùy từng mã HS. Nên lưu ý về các form C/O để được hưởng thuế nhập khẩu theo các hiệp định kinh tế.

Bước 2: Khai báo hải quan

Bước 3: Đăng ký chứng nhận Hợp quy cho mặt hàng Thanh nhôm và nhôm định hình.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

– Giấy chứng nhận Đăng ký Hợp quy và kiểm tra chất lượng sản phẩm (Theo mẫu) : 02 bản gốc

– Công văn Đề nghị mang hàng về bảo quản, có địa chỉ kho bãi cụ thể : 02 bản gốc

– Công văn cam kết với Đơn vị chứng nhận Hợp quy về việc mang hàng về kho bảo quản: 02 bản gốc

– Bộ hồ sơ nhập khẩu: 01 bản sao y, bao gồm:

      + Tờ khai hải quan

      + Invoice, Packing list, Hợp đồng, Bill Of Lading.

      + Chứng từ liên quan đến sản phẩm nhập khẩu.

Bước 4: Giải phóng hàng về kho bảo quản

Sau khi đăng ký chứng nhận Hợp quy, nộp đơn đăng ký đã có số xác nhận của cơ quan đăng ký cùng Công văn mang hàng về kho bảo quan, bộ hồ sơ nhập khẩu để giải phóng hàng.

Thông báo bên đăng ký chứng nhận hợp quy để mang hàng đi thử nghiệm.

Bước 5: Thông quan hàng

Thông thường sau 7 ngày, bên đăng ký sẽ ra chứng thư tam thời, dùng bản này để bổ sung hồ sơ hải quan, thông quan cho lô hàng, hoàn tất thủ tục.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký, Doanh nghiệp sẽ nhận được chứng thư gốc.

nhập khẩu thanh định hình
nhập khẩu thanh định hình

[RH_ELEMENTOR id=”1716″]

Một điểm lưu ý thêm đối với Doanh nghiệp khi nhập khẩu các sản phẩm Nhôm định hình.

Theo Quyết định số 2942/ QĐ-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2019, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Tại thời điểm hiện tại, hàng hóa bị áp thuế chống bán phá giá chính thức được phân loại theo các mã HS code: 7604.10.10 ; 7604.10.90; 7604.21.90; 7604.29.10; 7604.29.90. Mức thuế và danh sách các công ty bị áp thuế chống bán phá giá được thể hiện cụ thể trong quyết định số 2942/QĐ-BTC.

[RH_ELEMENTOR id=”1716″]

Một số dịch vụ liên quan 

Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất 

Thủ tục nhập khẩu than

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy

Thủ tục nhập khẩu nồi hơi

Thủ tục nhập khẩu xúc xích

Thủ tục nhập khẩu xi măng

Thủ tục nhập khẩu xe ô tô

Thủ tục nhập khẩu xe đạp điện

Thủ tục nhập khẩu xe đạp

Thủ tục nhập khẩu usb

Thủ tục nhập khẩu tủ điện

Thủ tục nhập khẩu tời điện

Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh

Thủ tục nhập khẩu thịt bò

Thủ tục nhập khẩu thiết bị định vị gps

Thủ tục nhập khẩu thép cuộn cán nguội

Thủ tục nhập khẩu than củi

Thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận