45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

thủ tục nhập khẩu nồi inox

Nội dung bài viếtMã HS của nồi inoxCấm xuất khẩu, cấm nhập khẩuKiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩmThủ tục nhập khẩu nồi inoxNhập khẩu nồi inox cần giấy phép gì?Công bố dựa trên kế quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (Bên thứ 3), hồ sơ […]

thủ tục nhập khẩu nồi inox

Xoong nồi là vật dụng nhà bếp không thể thiếu của mỗi gia đình. Có rất nhiều loại xoong nồi khác nhau về cấu tạo, chất liệu và nguyên lý hoạt động. Nồi được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như: Châu Âu, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.

Mã HS của nồi inox

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Nồi inox có HS thuộc Chương:

Mã HS Mô Tả
7323 Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và các bộ phận của chúng , bằng sắt hoặc thép; bùi nhùi  bằng sắt hoặc thép , miếng cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng , bao tay và các loại tương tự , bằng sắt hoặc thép
73239110 — Đồ dùng nhà bếp

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

HS chúng tôi tư vấn kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.

[RH_ELEMENTOR id=”1696″]

Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Theo quy định hiện hành,nồi inox  không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm

Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu là cơ quan được Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương giao hoặc chỉ định. 

Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo phương thức thông thường bao gồm: 

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu 
  • Bản tự công bố sản phẩm
  • Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính)
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list)

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu. 

Xem thêm: dịch vụ vận chuyển tại Top One Logistics

[RH_ELEMENTOR id=”1696″]

Thủ tục nhập khẩu nồi inox

Thủ tục nhập khẩu nồi inox
Thủ tục nhập khẩu nồi inox

Nhập khẩu nồi inox cần giấy phép gì?

– Quy định về công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu được quy định cụ thể tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, tại Điều 4  của Nghị định quy định tất cả “Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liêu bao gói, chứa đựng thực phẩm” đều phải thực hiện thủ tục tự công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.

– Thông tư số 40/2016/TT-BYT ngày 04/11/2016 của Bộ Y tế quy định Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm theo mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.

[RH_ELEMENTOR id=”1696″]

Công bố dựa trên kế quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (Bên thứ 3), hồ sơ gồm:

  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/ NĐ-CP
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/ xuất khẩu
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

Cá nhân, tổ chức tự công bố cho sản phẩm (cái này thường đơn giản hơn nhiều và thường được áp dụng) hồ sơ gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/ NĐ-CP
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ

Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
  2. Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
  3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

[RH_ELEMENTOR id=”1696″]

Thủ tục hải quan nhập khẩu nồi inox

Nhập khẩu bình đựng nước bằng inox cần giấy tờ gì? Nhập khẩu bình đựng nước bằng inox cần thủ tục gì?

Mặt hàng này sẽ phải làm công bố hợp quy an toàn thực phẩm:

Hồ sơ đăng kí bao gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

+ Bản công bố sản phẩm

+ Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm

+ Mẫu sản phẩm, thông tin sản phẩm, thông số kỹ thuật

+ Thông tin sản phẩm, thông số kĩ thuật

Hồ sơ hải quan nhập khẩu nước bình đựng nước bằng inox :

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of lading (Vận đơn)
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Giấy chứng nhận đạt chất lượng vệ sinh an toàn  thực phẩm nhập khẩu
  • Bản công bố sản phẩm

Để biết các văn bản pháp quy hiện hành về thủ tục hải quan, giấy tờ xuất trình khi làm thủ tục hải quan, xem bài viết:Văn bản quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Quản lý rủi ro về giá 

Nồi inox thuộc danh mục hàng hóa quản lý rủi ro về giá, vì vậy trong một số trường hợp hải quan sẽ yêu cầu tham vấn

Nhãn mác nồi inox

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành với những nội dung tối thiểu: tên hàng hóa; Tên và địa chỉ nhà sản xuất; Xuất xứ hàng hóa; Model, mã hàng hóa (nếu có).

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

  1. a) Tên hàng hóa;
  2. b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  3. c) Xuất xứ hàng hóa;
  4. d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Thuế nhập khẩu nồi inox

Nhập khẩu nồi inox
Nhập khẩu nồi inox

Khi nhập khẩu nồi inox về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩuthuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của nồi inox là 10%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của nồi inox hiện hành là 30%.

Trong trường hợp nồi inox được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

 

Chi phí vận chuyển, thời gian nhập khẩu và chọn đơn vị vận chuyển nồi inox

Để dự tính giá đầu vào nhằm đưa ra quyết định kinh doanh, bạn cần tìm đơn vị hỗ trợ báo giá để lên dự toán về chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, căn cứ yêu cầu về tiến độ giao hàng, chi phí vận chuyển, tính chất lô hàng mà sẽ có các phương án vận chuyển tối ưu khác nhau, tại từng thời điểm khác nhau. Hàng hóa có thể được vận chuyển bằng nhiều hoặc đa phương thức: đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường chuyển phát nhanh ….

[RH_ELEMENTOR id=”1696″]

 Một số dịch vụ liên quan 

Thủ tục hải quan xuấT khẩu 

Thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời

Thủ tục nhập khẩu sữa tươi

Thủ tục nhập khẩu sữa bột

Thủ tục nhập khẩu sợi polyester

Thủ tục nhập khẩu sổ tay

Thủ tục nhập khẩu son môi

Thủ tục nhập khẩu sắt phế liệu

Thủ tục nhập khẩu sạc dự phòng

Thủ tục nhập khẩu quần áo

Thủ tục nhập khẩu pin tiểu

Thủ tục nhập khẩu phân gà

Thủ tục nhập khẩu ống thép

Thủ tục nhập khẩu ổ cứng máy tính

Thủ tục nhập khẩu nước giặt

Thủ tục nhập khẩu nhựa đường

Thủ tục nhập khẩu gạch lát nền

Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

Thủ tục xuất khẩu sầu riêng

Thủ tục nhập khẩu trái cây

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận