45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất như thế nào ?

Nội dung bài viếtThủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là gì?Hồ sơ thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuấtHàng hóa xuất nhập khẩu từ nước ngoàiHàng hoá gia côngĐịa điểm làm thủ tục hải quan cửa doanh nghiệp chế xuấtCác loại hàng hóa phải khai báo thủ tục […]

Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất như thế nào ?

Việc xuất – nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam đến các nước láng giềng đều cần có sự kiểm tra, giám sát chi tiết nhất để tránh vào tình trạng buôn lậu, xuất khẩu, nhập khẩu hàng kém chất lượng.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều cần tiến hành làm thủ tục hải quan. Dưới đây là những thông tin mà Top One Logsitics về thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất.

Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là gì, chúng ta hãy tìm hiểu về một số khái niệm chuyên môn trước nhé.

  • Doanh nghiệp chế xuất được biết đến là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập cũng như hoạt động theo quy định.
  • Thủ tục hải quan là công việc mà người khai hải quan và người thực hiện công việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tờ khai hải quan cần thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.

Từ đó, thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất được hiểu là việc mà các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu và cơ quan hải quan cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là gì?

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Hồ sơ thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất có cần làm thủ tục hải quan không? Câu trả lời là có, doanh nghiệp chế xuất cần làm thủ tục hải quan theo đúng quy định để đảm bảo sự công bằng, minh bạch tránh gian lận trong suốt quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Hồ sơ để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu hàng từ khu chế xuất cần có những giấy tờ sau:

  • 2 bản chính bảng tổng hợp hàng hóa sản xuất xuất nhập – xuất – tồn.
  • Báo cáo tổng hợp số lượng hàng hóa được nhập khẩu và mua từ nội địa của doanh nghiệp gồm 1 bản điện tử. Nếu ở trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu 1 bản ở dạng giấy.
  • Tờ khai xuất khẩu hàng hóa gồm 1 bản điện tử. Tương tự như báo cáo tổng hợp, ở trường hợp cần thiết mới yêu cầu 1 bản ở dạng giấy.
  • [RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Hàng hóa xuất nhập khẩu từ nước ngoài

Hàng hóa xuất nhập khẩu từ nước ngoài cần làm thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu theo đúng quy định.

  • Đối với trường hợp nhập hàng trực tiếp: doanh nghiệp cần làm thủ tục theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, trừ việc kê khai tính thuế và khai các thông tin có liên quan đến danh mục hàng hóa được miễn thuế trên hệ thống.
  • Trường hợp nhà thầu trực tiếp nhập khẩu: căn cứ vào danh mục hàng hóa nhập khẩu mà doanh nghiệp đã đăng ký, nhà thầu làm thủ tục theo quy định đối với hàng hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, trừ việc kê khai tính thuế và các thông tin liên quan đến danh mục hàng được miễn thuế trên hệ thống.

Mua hàng của doanh nghiệp chế xuất

Hàng hoá gia công

  • Đối với hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất thuê doanh nghiệp nội địa gia công, doanh nghiệp nội địa cần làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa dành cho thương nhân nước ngoài.
  • Đối với hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp đó cần tiến hành làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng gia công đặt ở nước ngoài.

Hàng hoá gia công

Địa điểm làm thủ tục hải quan cửa doanh nghiệp chế xuất

Địa điểm làm thủ tục hải quan cửa doanh nghiệp chế xuất là cơ quan được thành lập để tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ của hàng hóa xuất khẩu.

Địa điểm đã được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ gồm Luật Hải quan, các Nghị định nên bạn có thể căn cứ vào đó để đến địa điểm làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp chế xuất để làm thủ tục hải quan theo đúng quy định.

Địa điểm làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp chế xuất

Các loại hàng hóa phải khai báo thủ tục hải quan

Dưới đây là chi tiết các loại hàng hóa phải khai báo thủ tục khai hải quan vào khu chế xuất:

  • Thuốc lá điếu, xì gà và các sản phẩm khác từ cây thuốc lá.
  • Rượu, bia.
  • Các loại phương tiện giao thông gồm xe ô tô chở người dưới 16 chỗ, xe mô tô hai bánh, hoặc ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3, tàu bay, du thuyền.
  • Xăng các loại.
  • Các sản phẩm thiết bị công nghệ.
  • Vàng mã, vàng lá.
  • Các hàng hóa phải kiểm dịch theo đúng danh mục sản phẩm do các Bộ đã quy định.

Các loại hàng hóa phải khai báo thủ tục hải quan xuất khẩu vào khu chế xuất

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Các mặt hàng không cần làm thủ tục chế xuất

Ngoài những mặt hàng cần thực hiện khai báo thủ tục hải quan, căn cứ theo quy định pháp luật thì một số hàng hóa dưới đây không cần làm thủ tục chế xuất:

  • Theo Khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25-03-2015 Bộ Tài Chính những mặt hàng vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ trong nước để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ và công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp chế xuất.
  • Theo khoản 2, điều 74 ,thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài Chính, hàng hóa doanh nghiệp chế xuất mua từ nội địa và đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì không phải làm thủ tục.

Các mặt hàng không cần làm thủ tục chế xuất

Quy trình làm thủ tục hải quan vào khu chế xuất

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan gồm:

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định.
  • Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa gồm 1 bản chính nếu xuất khẩu 1 lần, hoặc 1 bản chụp kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.
  • Hợp đồng mua bán.
  • Hóa đơn GTGT.
  • Phiếu đóng gói hàng hóa.
  • Thông tin hàng hóa gồm tên bằng tiếng Việt, mã HS code để phục vụ khai báo hải quan.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp lên địa điểm nộp hồ sơ hải quan. Tùy vào địa điểm và hàng hóa mà bạn có thể nộp tại địa điểm gần nhất

  • Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất;
  • Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu;
  • Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng.
Quy trình làm thủ tục hải quan vào khu chế xuất
Quy trình làm thủ tục hải quan vào khu chế xuất

Một số câu hỏi liên quan đến doanh nghiệp khu chế xuất

Thời gian giải quyết thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất

Thời gian giải quyết thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất được quy định như sau:

  • Việc kiểm tra hồ sơ hoàn thành chậm nhất là 2 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ.
  • Việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 8 giờ kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
  • Nếu lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại dẫn đến việc kiểm tra phức tạp, Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục sẽ gia hạn tối đa không quá 2 ngày.
  • Việc kiểm tra phương tiện vận tải đảm bảo việc xếp dỡ hàng hóa được thực hiện kịp thời để bảo đảm việc kiểm tra, giám sát được tiến hành nhanh chóng, chính xác.
  • Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất vào các ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để đảm bảo kịp thời việc dỡ hàng hóa xuất – nhập khẩu, xuất – nhập cảnh của khách hàng.

Doanh nghiệp chế xuất muốn bán hàng vào nội địa có phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng hàng hóa không?

Căn cứ Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi Khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Chỉ khi đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu, không làm ảnh hưởng chế độ cũng như chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì khi mua bán với doanh nghiệp nội địa không cần làm thủ tục hải quan.

Doanh nghiệp nội địa cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp chế xuất có được tính thuế VAT là 0% không

Doanh nghiệp nội địa cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp chế xuất được tính thuế VAT gồm những mặt hàng dưới đây.

  • Đối với các mặt hàng, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu thì thuế suất là 0%.
  • Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định, hàng bán cho cửa hàng miễn thuế sẽ được áp dụng thuế suất 0%.
  • Trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế 0% đã được quy định tại khoản 3 nêu trên.

Hơn nữa, tùy vào mặt hàng bán thì mới có thể xác định có được hưởng thuế VAT 0% hay không. Cho nên bạn có thể tìm hiểu thêm để có sự chính xác hơn nữa nhé.

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Doanh nghiệp chế xuất cho doanh nghiệp nội địa mượn máy móc

Theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH12, doanh nghiệp chế xuất cho doanh nghiệp nội địa mượn máy móc thì doanh nghiệp nội địa sẽ không được miễn thuế nhập khẩu.

Bài viết trên là toàn bộ thông tin về thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất. Mong rằng những điều chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn đọc.

 Một số dịch vụ liên quan 

Thủ tục nhập khẩu than

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy

Thủ tục nhập khẩu nồi hơi

Thủ tục nhập khẩu xúc xích

Thủ tục nhập khẩu xi măng

Thủ tục nhập khẩu xe ô tô

Thủ tục nhập khẩu xe đạp điện

Thủ tục nhập khẩu xe đạp

Thủ tục nhập khẩu usb

Thủ tục nhập khẩu tủ điện

Thủ tục nhập khẩu tời điện

Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh

Thủ tục nhập khẩu thịt bò

Thủ tục nhập khẩu thiết bị định vị gps

Thủ tục nhập khẩu thép cuộn cán nguội

Thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình

Thủ tục nhập khẩu than củi

Thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận