45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

Quy trình luân chuyển chứng từ trong xuất nhập khẩu bằng đường biển

Nội dung bài viếtVận chuyển đường biển là gì?Ưu điểm của vận chuyển đường biển Nhược điểm của quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển Quy trình luân chuyển hồ sơ trong xuất nhập khẩu hàng hóa Hầu hết mọi cá nhân tổ chức, khi có có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa đều […]

Quy trình luân chuyển chứng từ trong xuất nhập khẩu bằng đường biển

Hầu hết mọi cá nhân tổ chức, khi có có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa đều thông qua dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế. Nhưng không phải cá nhân nào hiểu được quy trình để hoàn tất một bộ chứng từ trong xuất nhập khẩu bằng đường biển.

Vận chuyển đường biển là gì?

Vận chuyển đường biển là một phương thức vận chuyển hàng hóa khá phổ biến trên thế giới và được sử dụng các tàu chở hàng lớn để vận chuyển. Dưới đây là một số hình thức vận chuyển đường biển như:

  • Tải nguyên container (FCL) 
  • Dưới tải trọng container (LCL) 
  • RORO (Roll on roll off) 
  • Vận chuyển hàng rời khô

Vận chuyển đường biển là gì?

Vận chuyển đường biển là gì?
Vận chuyển đường biển là gì?

Ưu điểm của vận chuyển đường biển 

  • Phương thức vận chuyển này hiệu quả cả về mặt chi phí đối với những loại hàng hóa nặng hoặc lớn. Giá rẻ hơn trung bình khoảng 4 đến 6 lần so với phương thức vận chuyển hàng không.
  • Thuế/VAT cũng ít tốn kém hơn khi sử dụng phương thức vận chuyển đường biển so với vận tải hàng không. Bởi vì chúng được tính toán dựa theo tỷ lệ phần trăm của giá vốn cộng với chi phí xuất khẩu.
  • Vận chuyển đường biển giúp chúng ta có nhiều tùy chọn vận chuyển khác nhau,  bao gồm vận chuyển toàn bộ một chiếc container hoặc chia sẻ một container giữa các đơn vị xuất khẩu khác nhau.
  • Có thể gửi được các mặt hàng lớn 
  • Các nhà xuất khẩu có thể vận chuyển hàng hóa đến bất kỳ nơi nào trên thế giới bằng phương thức vận chuyển đường biển.
  • Vận tải đường biển khá thân thiện với môi trường so với hình thức vận tải hàng không.

Ưu điểm của vận chuyển đường biển

Xem thêm: dịch vụ vận chuyển tại Top One Logistics

Nhược điểm của quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển 

Vận chuyển đường biển có một số nhược điểm khiến nó không phù hợp trong một số trường hợp:

  • Tốn thời gian
  • Giá vận chuyển cao và không phù hợp nếu như xuất khẩu ít hàng hóa. 
  • Vận tải bằng đường biển khiến cho hàng hóa dễ bị hư hỏng hơn trong quá trình vận chuyển vì thời gian vận chuyển khá lâu so với vận chuyển hàng không

Nhược điểm của quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

Quy trình luân chuyển hồ sơ trong xuất nhập khẩu hàng hóa

  • Bước 1:  Khi kí hợp đồng thương mại, người xuất khẩu hay nhập khẩu sẽ thực hiện thuê vận chuyển hàng hóa, chủ hàng liên hệ với công ty vận tải biển (đại lý chủ tàu hoặc thông qua môi giới). Danh sách đăng ký hàng hóa hay phiếu đóng gói (Packing list) là bằng chứng để tiến hành hợp đồng chuyên chở (Booking note). Khi chấp nhận vận chuyển đại lý sẽ thu tiền, cấp giấy vận chuyển nếu người gửi hàng cần.
  • Bước 2:  Đại lý sẽ đem Cargo list đến cảng đi đăng ký xếp hàng với cảng, lập bảng Cargo Manifest.
  • Bước 3:  Bên đại lý làm việc với tàu
  • Bước 4: Nếu người gửi hàng đóng hàng tại Cảng đi phải xuất trình những giấy tờ sau: lệnh giao vỏ container, cargo list, thủ tục hải quan, hóa đơn mua bán, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Bước 5:  Cảng đi bố trí giao nhận để kiếm hàng hóa xuống tàu cùng với đại lý kiểm kiện (người đại diện chủ tàu lập giấy tờ giao nhận, biên bản xác nhận hàng hư hỏng, đổ vỡ và biên bản thừa hay thiếu so với tờ khai (nếu có) và lập “biên bản kết toán nhận hàng với tàu”.
  • Bước 6:  Khi tàu rời cảng đi, thuyền trưởng đại diện cho chủ tàu tại bến thông báo tất cả nội dung hàng hóa được xếp lên tàu, lịch tàu đến và dự kiến thời gian đến (ETA) với đại lý ở cảng đến.
  • Bước 7: Đại lý của chủ tàu sẽ căn cứ vào điện thông báo cuối  cùng của tàu để liên hệ với cảng đến, điều độ bộ phận kiểm kiện, thủ tục (nếu là đại lý thủ tục) cho tàu vào cảng cập cầu và dỡ hàng
  • Bước 8: Sau khi tàu cập bến dựa trên các Cargo Manifest, đại lý sẽ gọi điện thông báo đã đến cảng (notice of arrival) cho người nhận hàng.
  • Bước 9: Chủ hàng sau khi nhận thông báo này đến đại lý hãng tàu trình vận đơn gốc để lấy lệnh giao hàng (D/O) và thanh toán cước phí nếu cước trả sau.
  • Bước 10: Cảng chịu trách nhiệm dỡ hàng và làm các chứng từ giao nhận, ký kết các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan, đăng ký, mời hải quan kiểm hóa, xuống cảng lấy hàng.
Quy trình luân chuyển hồ sơ trong xuất nhập khẩu hàng hóa
Quy trình luân chuyển hồ sơ trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Quy trình luân chuyển hồ sơ trong xuất nhập khẩu hàng hóa

> Trình tự, thủ tục xin cấp c/o và các điều cần lưu ý khi cấp c/o ?

 Một số dịch vụ liên quan 

Hs code là gì

IncoTerm 2010

Lc là gì

Lcl là gì

Manifest là gì

Packing list

Po là gì

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận