45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

CBM là gì? Cách chuyển đổi và cách tính CBM chuẩn nhất

Nội dung bài viếtCBM là gì?Vai trò của CBMCách quy đổi CBM trong xuất nhập khẩuCách tính CBMNếu đơn vị đo là mét (m)Nếu đơn vị đo là centimet (cm)Tỷ lệ quy đổi CBM sang KgCách chuyển đổi CBM hàng air/ sea/ roadCách tính CBM với vận chuyển đường hàng không (air)Cách tính CBM với […]

CBM là gì? Cách chuyển đổi và cách tính CBM chuẩn nhất

CBM là gì? CBM là một đơn vị tính được sử dụng rất thông dụng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và xuất nhập khẩu. CBM thường được xuất hiện nhiều trong vận chuyển hàng hóa ở đường bộ, đường biển và đường hàng không. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây, để có thể hiểu rõ hơn về CBM và cách tính của CBM nhé. 

CBM là gì?

CMB được viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Cubic Meter và thường được gọi một cách ngắn gọn là mét khối (m3). CBM thường được sử dụng để đo khối lượng và kích thước của gói hàng trước khi được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Từ đó, nhà vận chuyển dùng để tính chi phí vận chuyển của các loại hàng hóa. 

Ngoài ra, nhà vận chuyển cũng có thể quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để dễ dàng tính đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng khác nhau dù nặng hay nhẹ.

CBM là gì?
CBM là gì?

Vai trò của CBM

CBM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa hay xuất nhập khẩu hàng hoá. Cbm sẽ giúp các công ty vận tải chuyên giao nhận hàng hóa dễ dàng tính được khối lượng của các mặt hàng. 

Và ngoài ra, CBM còn giúp người vận chuyển có thể đo lường, sắp xếp các vị trí của hàng hóa trong container, trong khoang máy bay sao cho thu hẹp không gian nhất có thể và chở được nhiều hàng hóa nhất và đặc biệt rút ngắn được thời gian vận chuyển hàng hóa. 

Vai trò của CBM
Vai trò của CBM

Cách quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu

Mục đích của việc quy đổi từ CBM trong xuất nhập khẩu là để giúp nhà vận chuyển tính toán được chi phí vận chuyển lô hàng một cách hợp lý nhất và để không phải bị lỗ trong quá trình tính toán lô hàng. 

Cách tính CBM

CMB là cách tính quy ước chung của các đơn vị trước khi vận chuyển các loại mặt hàng hóa xuất nhập khẩu lên container. 

Vì vậy, để có thể tính được khối lượng của các mặt hàng hóa thì chúng ta chỉ cần dựa vào công thức dưới đây, các bạn sẽ không còn lo về vấn đề tính khối lượng và kích thước bị nhầm lẫn và sai sót nữa nhé. 

Nếu đơn vị đo là mét (m)

Nếu đơn vị đo là mét (m) thì chúng ta có thể tính theo công thức dưới đây: 

CBM = ( chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện hàng

– Chúng ta có ví dụ như sau:

Anh T có một kiện hàng gồm 20 kiện hàng sách vở bán từ Việt Nam sang Mỹ có thông tin chi tiết của kiện hàng như sau:

Mỗi kiện hàng có kích thước là chiều dài, chiều rộng rộng và chiều cao theo thứ tự là: 4m, 3m và 3,2m.

Trọng lượng của mỗi kiện hàng là 180 kg. Tính CBM?

Lời giải:

Kiện hàng có:  

CBM = (4m x 3m x 3,2m) x 20 = 768 CBM

Nếu đơn vị đo là centimet (cm)

Cách tính CBM nếu đơn vị đo là centimet (cm): CBM = (Chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện hàng / 1.000.000

Ví dụ minh họa : Anh B có 20 thùng hàng với kích thước thứ tự là: chiều dài 40cm, chiều rộng 70cm và chiều cao 30cm.

– Áp dụng công thức chúng ta sẽ có kết quả là : (40 x 70 x 30) x 20 / 1.000.000 = 1,68 CBM.

Tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg

Đối với từng phương thức vận chuyển khác nhau thì ta sẽ có cách quy đổi CBM sang Kg khác nhau như: 

– Đường hàng không: 1 CBM sẽ tương đương 167 kg

– Đường bộ: 1 CBM tương đương 333 kg

– Đường biển: 1 CBM sẽ là 1000 kg

Trong phương thức vận chuyển hàng hóa, khối lượng và kích thước lô hàng có sự chênh lệch khác nhau, nên việc tính giá hàng hóa sẽ có sự điều chỉnh sao cho hợp lý.

Để hiểu rõ hơn về cách quy đổi CBM sang Kg chúng ta sẽ có ví dụ minh họa sau:

 Anh Tân có một lô hàng gồm 12 kiện hàng nhựa bán từ Việt Nam sang Ấn Độ, được vận chuyển bằng đường bộ và có thông tin chi tiết của lô hàng như sau:

Mỗi kiện hàng đều có kích thước theo thứ tự như sau: Chiều dài 4m, chiều rộng 3m và chiều cao 2m. Trọng lượng của mỗi kiện hàng là 1050 kg. Đơn giá vận chuyển là 120 USD/1000kg. Tính CBM và tính giá vận chuyển.

Lời giải:

Lô hàng có: CBM = (4m x 3m x 2m) x 12 = 288 CBM

Quy đổi CBM sang Kg thì sẽ tương đương: 95.904 Kg 

Trọng lượng kiện hàng: 1050 x 12 = 12.600 Kg

Đơn giá vận chuyển: 12.600 x 0,12 = 1512 USD.

Nếu tính giữa 1 container vận chuyển giữa hàng sắt và 1 container vận chuyển hàng nhựa thì cân nặng sẽ khác nhau nhưng vẫn sẽ tốn 1 container vận chuyển. 

Vậy nên, việc tính giá cước theo thể tích của lô hàng hay khối lượng hàng như thế này sẽ đảm bảo được chi phí vận chuyển hợp lý nhất và không bị lỗ trong quá tính tính toán.

Cách chuyển đổi CBM hàng air/ sea/ road

Cách nhanh nhất để có thể tính khối lượng của một mặt hàng cần vận chuyển đó là quy đổi ra CBM. CBM đượᴄ áp dụng trong nhiều lĩnh ᴠựᴄ ᴠận ᴄhuуển hàng hóa khác nhau. 

Các phương thứᴄ ᴠận ᴄhuуển hàng hóa phổ biến như: vận chuyển đường hàng không, vận chuyển đường biển và vận chuyển đường bộ,…

Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách tính của CBM trong các đường vận chuyển này nhé.

Cách tính CBM với vận chuyển đường hàng không (air)

Để lập được hóa đơn xác định trọng lượng của lô hàng bằng đường hàng không chính xác nhất, thì trước tiên chúng ta phải tính được trọng lượng thể tích của lô hàng đó. Đối với vận chuyển bằng đường hàng không thì 1 CBM sẽ quy đổi thành 167kg.

Vậy nên, để biết rõ hơn về cách tính CBM với vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, thì hãy chúng chúng tôi xem qua ví dụ minh họa dưới đây. 

Ví dụ:

Nếu bạn muốn vận chuyển một lô hàng gồm 15 kiện hàng với các thông tin chi tiết như sau:

– Kích thước của mỗi kiện hàng: Chiều dài 80cm, chiều rộng 70cm và chiều cao 60cm 

– Trọng lượng mỗi kiện hàng là:100kg

Lời giải:

Để có thể tính khối lượng thể tích, trước hết bạn phải đổi khối lượng hàng hóa sang đơn vị là mét khối.

– Kích thước gói hàng tính bằng cm là: 80cm x 70cm x 60 cm đổi sang bằng mét là: 0,8m x 0,7m x 0,6m. 

– Thể tích một kiện hàng là: 1m x 0,8m x 0,7m = 0,56 CBM (mét khối)

– Tổng trọng lượng hàng hóa là: 15 x 0,56 CBM = 8,4 CBM

– Trọng lượng CBM là: 8,4 x 167 = 1402,8Kg

Vì trọng lượng thể tích cao hơn trọng lượng thực tế, vậy nên sẽ sử dụng trọng lượng thể tích là 1402,8kg làm trọng lượng để lập hóa đơn tính chi phí vận chuyển. 

Xem thêm: dich vụ vận chuyển tại Top One Logistics

Cách tính CBM với vận chuyển đường biển (sea)

Chúng ta nên tính trọng lượng để tính cước vận chuyển (khối lượng thể tích không đổi) bằng đơn vị 1000kg /m3, như vậy sẽ giúp việc tính chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển một cách đơn giản hơn.

Ví dụ minh họa:

Chúng ta muốn vận chuyển một lô hàng gồm 25 kiện hàng với các thông tin như sau:

– Kích thước mỗi kiện hàng theo thứ tự là: Chiều dài 110cm, chiều rộng 100cm và chiều cao là 90cm. Trọng lượng mỗi kiện hàng là 700kg 

Đáp án: 

Bước 1: Tổng trọng lượng của lô hàng là: 700 x 25 = 17.500 kg.

Bước 2: Tính thể tích của mỗi kiện hàng hóa là:

–  Kích thước của kiện hàng tính bằng cm là 110cm x 100cm x 90cm đổi sang đơn vị mét là 1,1m x 1m x 0,9m 

– Thể tích của một kiện hàng là: 1,1 x 1 x 0,9 = 0,99 CBM (mét khối)

– Tổng khối lượng hàng hóa là: 25 x 0,99 = 24,75 CBM

Bước 3: Tính khối lượng thể tích của lô hàng: 

– Với phương thức vận chuyển bằng đường biển thì 1 CBM sẽ tương đương với 1000kg.

Vậy nên, ta sẽ có công thức của trọng lượng thể tích là: 24,75 x 1000 = 24.750kg. 

Bước 4: Tính trọng lượng tính lập hóa đơn chi phí vận chuyển hàng hóa: 

– Chúng ta sẽ so sánh tổng trọng lượng hàng hóa so với tổng trọng lượng thể tích hàng hoá. Nếu con số nào lớn hơn sẽ chọn con số đó để tính cước chi phí vận chuyển. 

– Đã tính toán phía trên, tổng trọng lượng 17.500 kg còn trọng lượng thể tích 24.750 kg.

Như vậy trọng lượng thể tích > trọng lượng thực tế, vậy nên chúng ta sẽ dùng trọng lượng thể tích là 24.750 kg để tính cước phí vận chuyển.

Cách tính CBM hàng Road (Đường bộ)

Đối với các kiện hàng hóa vận chuyển đường bộ, trọng lượng CBM được tính là 1 CBM đường bộ sẽ bằng 333kg /m3.

Chúng ta có ví dụ như sau:

Anh Thành có lô hàng được vận chuyển đường bộ với 12 kiện hàng. Kích thước của mỗi kiện hàng theo thứ tự: chiều dài 150cm, chiều rộng 120cm và chiều cao 160cm Trọng lượng của 1 kiện hàng là 1000 kg. Tổng trọng lượng 12 kiện là 12.000 kg. Tính khối lượng thể tích của lô hàng hóa đó?

Lời giải: 

– Kích thước lô hàng hóa đổi sang đơn vị mét bằng 1,5m x 1,2m x 1,6m

– Khối lượng của 1 kiện hàng là: 1,5m x 1,2m x 1,6m = 2,88 CBM

– Tổng khối lượng lô hàng 12 kiện là: 12 x 2,88 = 34,56 CBM

– Trọng lượng thể tích của kiện hàng là: 34,56 x 333 = 11.508,48 kg

So sánh trọng lượng tổng và trọng lượng thể tích của kiện hàng. Con số nào lớn hơn thì sẽ áp dụng con số đó để tính cước phí vận chuyển đường bộ. 

Cách tính thể tích của hàng hóa khi đóng hàng vào container

Cách tính thể tích hàng của hàng hóa khi đóng vào container được đúng như kế hoạch sản xuất và số lượng sản phẩm trước khi giao cho khách hàng. 

Có nhiều trường hợp xảy ra do tính thể tích hàng không đúng nên khi đóng hàng vào container bị thiếu và thừa rất nhiều. 

Vì vậy, dẫn đến hiệu quả xấu về mặt chi phí và khó khăn trong việc giao hàng cho khách.

Để tránh rủi ro trong việc vận chuyển hàng hóa, tốn nhiều chi phí và mất thời gian công sức. Vậy nên, dưới đây sẽ hướng dẫn cho chúng ta cách tính thể tích hàng hóa khi đóng hàng vào container hiệu quả nhất. 

– Tính thể tích hàng khi đóng hàng vào container: 

Số lượng (cont 20′) = 28/thể tích kiện (m3)

Số lượng (cont 40′) = 60/thể tích kiện (m3)

Số lượng (cont 40 cao) = 68/thể tích kiện (m3)

– Tính số lượng kiện hàng trên container

Thể tích kiện (m) = Chiều dài x chiều rộng x chiều cao

Ví dụ: Một kiện hàng có kích thước (m): D: 0,5m, R: 0,3m, C: 0,4m, mỗi kiện hàng chứa 50 sản phẩm. 

+ Thể tích kiện hàng (m3) là: 0,5 x 0,3 x 0,4 = 0,06m

+ Số lượng kiện trong cont 40′= 60/0,06 = 1000  kiện

Vậy mỗi kiện chứa được 50 sản phẩm, thì cont 40′ này khi đóng đầy sẽ được: 1000 x 50 = 50.000 sản phẩm. 

Qua bài viết dưới đây, Vận Tải Top One Logistics chắc chắn bạn là biết CBM là gì và một số kiến thức về cách quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu rồi đúng không nào. Chúng tôi hy vọng, bài viết trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm một số kiến thức về CBM trong xuất nhập khẩu nhé. 

 Một số dịch vụ liên quan 

Quy trình làm hàng nhập khẩu tại kho CFS 

Sự khác nhau giữa Incoterms 2010 Và incoterms 2000 

Thuật ngữ tiếng anh xuất nhập khẩu

Bill of lading

Các loại hình xuất nhập khẩu

Ce là gì

Chứng từ xuất nhập khẩu

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận